Gạch nhẹ AAC – tận thu nguồn xỉ sắt một sáng kiến cho sự phát triển bền vững

Thứ năm, 22/08/2019, 15:52 GMT+7

Phát triển vật liệu xây dựng gạch không nung – Gạch bê tông khí chưng áp (AAC) – tận thu nguồn xỉ sắt một sáng kiến cho sự phát triển bền vững

Theo Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng tính toán, hàng năm, chúng ta tiết kiệm được hơn 9 triệu m3 đất sét, hơn 900.000 tấn than và giảm thải hơn 3 triệu tấn CO2 ra môi trường nhờ phát triển vật liệu xây không nung - gạch nhẹ AAC.

    Hàng năm, ngành công nghiệp sản xuất thép thải ra môi trường hàng triệu tấn xỉ sắt.

thep  xY_sYt

    Lượng phế thải này là nguyên nhân dẫn đến những tác động bất lợi như: đòi hỏi diện tích bãi chứa rất lớn, dẫn đến chiếm nhiều diện tích canh tác nông nghiệp; lượng xỉ sắt thải ra gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

    Tận thu, xử lí các phế thải công nghiệp, trong đó có xỉ sắt từ quá trình sản xuất giúp giảm thiểu tác động đến môi trường là một trong những chủ trương cũng như ưu tiên hàng đầu mà chính phủ, các cấp, các ngành hết sức quan tâm.

    Bộ Xây dựng đã có Tờ trình số 18/Ttr-BXD ngày 31/3/2014 gửi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế thực hiện xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng giai đoạn 2014 – 2020, định hướng đến năm 2030.

    Việc sử dụng nguồn phế thải của quá trình sản xuất để chế tạo vật liệu xây dựng sẽ làm giảm việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất làm gạch xây dựng, cát để sản xuất gạch xi măng không nung, v.v ... Điều đó sẽ tạo điều kiện để các ngành sản xuất điện, phân bón, thép và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

    Ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng, trong đó có gạch xây không nung luôn nhận được sự quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Hiện nay, đưa gạch xây không nung vào các công trình xây dựng đang trở thành xu hướng tất yếu trong ngành xây dựng.

    Sở dĩ loại gạch này được kỳ vọng nhiều đến thế là vì chúng sẽ dần thay thế các loại gạch nung truyền thống, góp phần giảm thiểu thời gian chế tạo, giảm hao phí nhân công, giảm ô nhiễm môi trường, giảm hao phí các nguồn tài nguyên liên quan và thân thiện với môi trường.

z1376079657369_b5770a35d7b37762db12031627237a44_12

(Gạch không nung - gạch nhẹ AAC)

    Nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất gạch không nung là các phụ phẩm gạch nhẹ, bê tông xốp, cát, đất đồi, chất thải công nghiệp, bột đá từ các nhà máy sản xuất đá tràng thạch, đá li của các nhà máy gạch hay chất thải tro bay, xỉ sắt từ các nhà máy nhiệt điện, v.v ...

    Trên thế giới, tại các quốc gia phát triển, luôn khuyến khích sử dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện trong xây dựng đường xá và đôi khi là điều kiện bắt buộc. Đơn cử như tại Pháp có đến 99% lượng tro xỉ thải ra được tái sử dụng, tại Nhật Bản, con số này là 80%, tại Hàn Quốc là 85%.

    Ở nhiều nước khác, tro bay chủ yếu được sử dụng để sản xuất gạch không nung. Sản xuất gạch từ nguyên liệu này tiết kiệm năng lượng đến hơn 85% so với việc sản xuất gạch nung truyền thống từ đất sét.

    Theo số liệu của bốn tổ chức WB/UNEP/UNIDO/WHO, sản xuất một tấn thép thành phẩm sẽ sản sinh ra khoảng từ 300-500kg chất thải rắn. Tại Ấn Độ, số liệu trung bình từ bốn nhà máy luyện gang thép thải ra khoảng 500kg/1 tấn thép.

    Giai đoạn từ năm 2010-2011, họ đã thải ra môi trường từ 35 đến 40 triệu tấn chất thải rắn để sản xuất ra 70 triệu tấn thép.

    Những chất thải rắn bao gồm các oxit kim loại, silica và kim loại nặng. Một số công ty trên thế giới tái sử dụng khoảng 65% chất thải rắn này phục vụ cho các ngành vật liệu xây dựng hoặc bông khoáng.

    Tại các nhà máy SX thép trong nước, nguồn xỉ sắt thải ra rất lớn; cụ thể như: Tại Khu CN Phú Mỹ Bà Rịa-Vũng Tàu, Nhà máy thép Việt, Nhà máy thép miền Nam, v.v. lượng xỉ sắt thải ra môi trường lên đến 451.000 tấn/năm.

nhamaythep

(Cụm nhà máy thép: KCN Phú Mỹ 1)

Khai thác, sử dụng nguồn xỉ sắt là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách trong bối cảnh vấn đề ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên khoáng sản có hạn trong tự nhiên đang được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Nhưng để khai thác và ứng dụng có hiệu quả xỉ sắt trong sản xuất gạch không nung thì phải có sự nghiên cứu, thẩm định, đánh giá một cách toàn diện.

 

CÁC THÀNH PHẦN VẬT LIỆU CHẾ TẠO GẠCH KHÔNG NUNG – GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP (AAC)

Những vật liệu chính cho việc sản xuất gạch không nung – gạch bê tông khí chưng áp (AAC) gồm các thành phần như: cát, vôi, thạch cao, xi măng, bột nhôm (xỉ than, tro bay, các phế phẩm khác nếu có) và được sản xuất bằng công nghệ khí chưng áp

  • Xi măng:

Là chất kết dính trong viên gạch xi măng không nung. Đây cũng là thành phần quyết định đến (50-70) % giá thành viên gạch.

  • Cát:

Thường là cát núi, cát sông, cát nhân tạo cũng có thể được sử dụng hoặc cát thải từ công nghiệp nghiền đá, v.v ...

  • Nước:

Nước sạch dùng để chế tạo bê tông cũng là loại nước được sử dụng trong chế tạo gạch xi măng không nung. Mức nước thích hợp làm cho gạch có cường độ tốt nhất theo mác thiết kế, đồng thời tạo ra tính công tác hợp lí, thuận tiện cho việc tạo khuôn.

  • Các chất phụ gia, chất độn

Phụ gia, chất độn được đưa vào trong thành phần cấp phối để cải thiện một số tính chất của viên gạch như: tăng khả năng chống thấm, chống rêu mốc.

Sản xuất gạch nhẹ AAC góp phần tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính – nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó sản phẩm gạch nhẹ AAC còn có nhưng ưu điểm

  • Trọng lượng nhẹ: chỉ từ 550 – 600kg/m3

Tác dụng: Giúp giảm tải trọng tòa nhà, giảm kết cấu móng dầm cột, giảm chi phí xây thô, giảm tiêu hao nhân công và đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Thích hợp cho những khu vực có nền đất yếu.

  • Cách nhiệt, cách âm và chống cháy:

+ Gạch bê tông nhẹ: Đạt tiêu chuẩn cấp I theo tiêu chuẩn Quốc gia. Khi ở nhiệt độ 6000C, cường độ kháng nén của gạch bê tông khí chưng áp tương đương với khi ở nhiệt độ thường.

+ Gạch bê tông nhẹ AAC có cách tản âm tự nhiên nhờ vào cấu trúc bọt khí và khả năng hấp thụ âm thanh vượt trội. Dù âm thanh từ bên ngoài đi vào phòng hay từ trong phòng đi ra đều bắt buộc chuyển động theo đường zig-zag, sóng âm bị chia nhỏ dần tại các đường gãy và giảm đến mức tối thiểu khi xuyên được qua tường.

+ Gạch bê tông nhẹ có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, vì vậy sẽ dẫn đến hiệu ứng đông ấm, hạ mát.

+ Cũng nhờ vậy, mức điện dùng cho điều hòa nhiệt độ được tiết kiệm đến 40%, tạo giá trị lâu dài cho người sử dụng.

+ Đồng thời, tường ngăn xây bằng gạch bê tông nhẹ có thể chịu đựng trên mức 1200oC của những đám cháy thông thường và không thay đổi kết cấu khi bị phun nước lạnh đột ngột.

+ Kết quả thử nghiệm cho thấy bức tường xây bằng gạch bê tông nhẹ đảm bảo an toàn tối thiểu là 4 tiếng trong đám cháy.

  • Độ chính xác cao, thi công nhanh chống dễ dàng:

Gạch bê tông nhẹ: Có các loại kích thước để xây tường 200mm, 150mm, 100mm, 85mm, 75mm). Kích thước gạch nhẹ AAC:

+ Kích thước gạch nhẹ AAC

z1377724239620_9816400a7c1bde431e9e2977ca115d30_2

Dài: 600mm

Rộng: 300mm, 200mm

Dày: 75mm, 85mm, 100mm, 150mm, 200mm

+ Kích thước gạch demi AAC

demi1

Dài: 300mm

Rộng: 300mm, 200mm

Dày: 75mm, 85mm, 100mm, 150mm, 200mm

  • Thân thiện với môi trường.
  • Độ bền vững cao.

Gạch nhẹ AAC hiện đang là dòng sản phẩm tối ưu nhất trong tất cả các loại gạch trên thị trường vật liệu xây dựng. Với những ưu điểm vượt bậc của gạch nhẹ AAC đã chứng minh được chất lượng và chỗ đứng trên thị trường khốc liệt như hiện nay.

Tuy vẫn có một vài điểm còn hạn chế thế nhưng với chất lượng mà dòng sản phẩm này đem lại cho thị trường vật liệu xây dựng thì gạch nhẹ AAC xứng đáng với vị trí dẫn đầu cho ngành vật liệu xây dựng.

Mọi chi tiết đặt hàng, tư vấn thiết kế, quý khách vui lòng gửi thông tiến đến chúng tôi qua:

Tel/ zalo: 0888 484 499

Email:anhnhienxanh@gmail.com

Website: anx.vn

Nhân viên công ty tiếp nhận trả lời và báo giá sản phẩm liên tục trong ngày.

 

 

Ý kiến của bạn
DMCA.com Protection Status
0888 69 4499