Lanh tô là gì? Phân loại các lanh tô được sử dụng phổ biến nhất

Thứ tư, 24/05/2023, 15:00 GMT+7

Bạn sẽ thường bắt gặp những bộ phận gọi là lanh tô ở các công trình xây dựng. Và đối với những người làm trong ngành xây dựng sẽ không còn lạ với khái niệm về bộ phận này. Tham khảo ngay những thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết về lanh tô hay đà lanh tô là gì và các phân loại phổ biến nhất trên thị trường nhé.

Lanh tô là gì?

Lanh tô là bộ phận dầm tường và nâng đỡ các bộ phận của công trình. Nó thường được làm bằng gạch hoặc bê tông cốt thép, gỗ hoặc thép định hình. Nhiệm vụ chính của lanh tô là nâng đỡ cho toàn bộ khối tường, cửa sổ, hành lang trống,...Vị trí của lanh tô là nằm trên các lỗ tường, lỗ hành lang trống,...Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lanh tô khác nhau để người dùng có thể lựa chọn tùy vào trọng tải, kiểu dáng, khẩu độ,...

Chiều rộng của lanh tô sẽ bằng chiều rộng của tường phần đầu của nó sẽ được xây âm vào tường. Tùy vào cấu tạo mà các loại lanh tô sẽ có thể chịu được lực hoặc là không.

Lanh tô là gì

Lanh tô là gì? 

Phân biệt 7 loại lanh tô phổ biến nhất 

Để phù hợp với từng công trình khác nhau sẽ có những loại lanh tô riêng. Mỗi loại sẽ được làm bằng những chất liệu khác nhau. Dưới đây là 7 loại lanh tô phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. 

Lanh tô gạch

Lanh tô gạch thường được dùng trong trường hợp độ mở của khoảng trống nhỏ hơn 1m và chủ yếu là để chịu lực nén. Lanh tô gạch sẽ có độ dày thay đổi từ khoảng 10 đến 20cm phục thuộc vào quy trình xây dựng. Thông thường sẽ có 2 loại chính là lanh tô xây thẳng, xây cuốn vành và xây kiểu bán nguyệt. Trong đó xây kiểu bán nguyệt là khó nhất và cần có kỹ thuật cao. 

Lanh tô gạch

Lanh tô gạch

Lanh tô gạch cốt thép

Lanh tô cốt thép sẽ được xây như kiểu gạch nhưng bên dưới phải có thanh thép có đường kính 6mm hoặc thép bản 20x1 mm. Phần đầu thép cần được đặt sâu trong tường ít nhất là 1 đến 1,5 viên gạch. Khi kết cấu bên trong đã hoàn thiện sẽ được phủ vữa xi măng bên ngoài. Lớp vữa đấy cần dày từ 2 đến 3 cm. 

Loại lanh tô này thường được áp dụng trong trường hợp các khoảng trống có độ rộng nhỏ hơn 2, kết cấu không bị ảnh hưởng bởi lực chất động. Lanh tô cốt thép không chịu được lực nên chỉ chịu được trọng tải rất nhỏ. 

Lanh tô gạch cốt thép

Lanh tô gạch cốt thép

Lanh tô cuốn

Lanh tô cuốn sẽ thường được chia thành cuốn thẳng và cuốn vành lược. Đối với cuốn thẳng thì viên gạch khóa nằm ở trung tâm sẽ được xây thẳng đứng, những viên còn lại sẽ được xây nghiêng sang 2 bên. Những viên gạch nghiêng sẽ được chèn thêm các viên chặt để giúp mạch vữa được song song. 

Cuốn vành lược sẽ được xây dựng hình cung của vành lược sẽ là một đoạn cung tròn có bán kính nhỏ hơn hoặc bằng ½ chiều rộng lỗ cửa. Độ cao của cuốn bằng 1/12 đến ½ lỗ cửa. Nên dùng gạch xiên để lanh tô vành có độ cong tốt nhất. 

Lanh tô cuốn

Lanh tô cuốn

Lanh tô gỗ

Gỗ được xem là vật liệu phổ thông nhất trong thời kỳ đầu của ngành xây dựng. Loại gỗ được dùng để làm các loại lanh tô là loại gỗ tốt, 2 đầu sẽ được quét hắc tín sau đó chôn vào tường. Tuy nhiên hiện nay loại lanh tô này đã không còn được dùng nhiều mà thay vào đó là các vật liệu hiện đại với những kỹ thuật tiên tiến. Một trong những lý do khiến nó không còn phổ biến nữa là chi phí cao vì những loại gỗ được dùng phải là gỗ tốt. 

Lanh tô gỗ

Lanh tô gỗ

Lanh tô đá

Lanh tô đá là loại phổ biến thường được dùng ở những khu vực có nhiều chất liệu đá. Độ dày tối thiểu của lanh tô đá thường là 15cm và có thể bắt được nhịp dài đến 2m. Chất liệu đá có ưu điểm lớn là chịu lực và chịu nén nhưng khả năng chịu kéo lại khá kém. Chủ đầu tư cần phải chú ý điều này khi dùng lanh tô đá.

 Lanh tô đá

Lanh tô đá

Lanh tô bê tông cốt thép

Lanh tô bê tông cốt thép được chia thành 2 loại là cốt thép đổ tại chỗ và cốt thép đúc sẵn. Lanh tô cốt thép đổ tại chỗ đến khi lanh tô và sàn xấp xỉ bằng nhau thì nên kết hợp lanh tô và sàn thành một khối để giảm bớt khối lượng khi đổ lanh tô. Loại lanh tô đúc sẵn chính bằng bội số của kích thước ½ viên gạch. Loại đúc sẵn sẽ giúp rút ngắn tốc độ thi công của công trình. 

Lanh tô bê tông cốt thép

Lanh tô bê tông cốt thép

Tình trạng nứt mép cửa

Trong thời gian sử dụng công trình sẽ thường gặp các tình trạng như mép cửa bị nứt. Tình trạng này thường gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình. Điều này bắt nguồn từ khâu xây dựng lanh tô và rất nhiều nguyên nhân khác. Hãy tìm hiểu kĩ hơn với những thông tin sau đây: 

Nguyên nhân

Nguyên nhân của tình trạng nứt cửa có thể đến từ việc lanh tô cửa xây không đủ dài, đoạn neo gối không đủ gối lên 2 đầu tường. Ngoài ra khi sử dụng, người dùng đóng cửa quá mạnh gây tác động lực lớn đến tường dẫn đến các vết nứt. 

Cách khắc phục

Cách tốt nhất là nên đục lấy đà lanh tô và thay bằng đà khác dài hơn để đủ neo lại. Không nên đập vỡ cục bộ lanh tô vì như vậy chỉ tăng độ cứng rất ít nên sẽ nứt lại ngay sau đó. 

Tình trạng nứt mép cửa

Tình trạng nứt mép cửa

Lời kết

Trên đây là những thông tin về thanh đà lanh tô. Đây là bộ phận chống đỡ và nâng cao tuổi thọ của công trình. Chính vì vậy khi xây dựng bạn cần tối ưu tốt để bảo vệ các chi tiết cũng như tổng thể công trình nhé.

Ý kiến của bạn
DMCA.com Protection Status
0888 69 4499