Xóa bỏ các lò gạch thủ công – phát triển sản xuất gạch không nung, gạch nhẹ AAC

Thứ sáu, 23/08/2019, 16:55 GMT+7

Xóa bỏ các lò gạch thủ công – phát triển sản xuất gạch không nung, gạch nhẹ AAC

Theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch. Với đà phát triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên/năm.

Việc sử dụng đất nung làm nguyên liệu làm mất rất nhiều đất canh tác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phải sử dụng một lượng than hóa thạch khổng lồ; kèm theo đó là lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái, hậu họa của thiên tai và nghiêm trọng hơn nữa là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường vật nuôi, sức khỏe con người và hậu quả để lại lâu dài.

gYch_nung pharung

Khi sử dụng gạch đất sét, chúng ta phải sử dụng nguồn đất khai thác từ đất ruộng, đất phù sa, … tức là nguồn tài nguyên rất quý hiếm của một quốc gia. Hiện nay, nguồn tài nguyên này đã bắt đầu cạn kiệt và với đà này chắc chắn sẽ không còn nhiều trong tương lai.

Lượng đất sét này chúng ta có thể dùng vào việc sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn, thẩm mỹ hơn, mang lại giá trị kinh tế hơn thay cho việc sản xuất gạch xây thông thường. Mặt khác, quá trình nung gạch làm từ đất sét gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh.

Đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như ô nhiễm môi trường và an ninh lương thực mà các lò gạch đất sét nung mang lại, các cơ quan quản lý nhà nước đã có lộ trình đưa vật liệu tương ứng vào thay thế.

Để hạn chế việc sử dụng gạch đất sét nung, đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm, Bộ xây dựng đã đề nghị Chính phủ cũng như Quốc hội tăng thuế tài nguyên đối với nguyên liệu đất sét; đã đề nghị các các tỉnh, thành có biện pháp để nhanh chóng xóa bỏ các lò gạch thủ công. Các tỉnh thành trong cả nước đều đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về đất làm gạch. Nhiều tỉnh đã có những chế tài nghiêm khắc trong việc quản lý đất đai, đã xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công.

Theo quyết định số 1469/QĐ – TTg ngày 22/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” đã đưa ra lộ trình sử dụng vật liệu xây 2 không nung thay thế gạch đất sét nung là: năm 2010: 10 – 15%, năm 2015: 20 – 25%, năm 2020: 30 – 40% và giao Bộ Xây dựng xây dựng chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020.

Định hướng này là một phần của chương trình và được dựa trên cơ sở kết quả khảo sát, điều tra về tình hình sản xuất sử dụng và nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng không nung. Đây là nội dung cơ bản nhất của dự án: "Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu không nung ở Việt Nam và một số nước trong khu vực để xây dựng Chương trình phát triển vật liệu không nung đến 2020 và định hướng đến 2030".

Sử dụng công nghệ gạch không nung sẽ khắc phục được những nhược điểm trên, đem lại công việc ổn định cho người lao động, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, đem lại lợi ích cho xã hội.

Quá trình sản xuất gạch không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại. Năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất gạch không nung tốn ít hơn so với quá trình sản xuất các vật liệu khác.

Khi sản xuất gạch không nung, nguyên liệu không sử dụng đất nông nghiệp, do đó không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp để canh tác. Ngoài ra, quy trình sản xuất gạch không nung không trải qua giai đoạn nung đốt, nên sẽ không sử dụng đến nhiên liệu đốt, vì thế nên tiết kiệm được nhiên liệu, tránh được tình trạng phá rừng tràn lan và không gây ô nhiễm môi trường.

Nguyên liệu để sản xuất gạch không nung hết sức phong phú, đa dạng như đất, mạt đá, bột đá, cát vàng, xi măng, ... là nguồn nguyên liệu có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Dây chuyền sản xuất gạch sử dụng ít công nhân, do các khâu hầu hết được tự động hoá, điều này tiết kiệm được chi phí nhân công.

z1376191235671_675ea49fc50cfccd735d53b0f3e7f0aa_1

Khả năng chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng lớn. Gạch không nung có thể chịu được lực với cường độ từ 30 – 40MPa trở lên (trong đó gạch nung chỉ đạt ≤ 10MPa). Đối với những công trình hoặc những vùng tường không yêu cầu cường độ, việc sản xuất gạch không nung có thể thay đổi để giảm bớt lượng xi măng nhằm giảm chi phí.

Gạch không nung có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt tốt và chống thấm cao. Điều này hoàn toàn phù hợp vào kết cấu của viên gạch và cấp phối vữa bê tông.

gachlua

Kích thước gạch không nung có nhiều loại, tùy vào nhu cầu của khách hàng để có thể sản xuất, có những viên có kích thước lớn, làm cho việc xây dựng trở nên nhanh hơn, giảm được chi phí nhân công nhưng vẫn đạt được tiến độ nhanh hơn cho công trình.

Có nhiều chủng loại, đa dạng về kích thước, nhưng khi sử dụng thì sử dụng một kích thước chính và những chi tiết phụ, làm cho công trình đạt được tính thẩm mỹ cao.

Đôi nét về gạch không nung – gạch nhẹ AAC

Gạch nhẹ AAC là gì?

z1377724239620_9816400a7c1bde431e9e2977ca115d30_11

Gạch nhẹ AAC hay còn gọi là gạch bê tông khí chưng áp, gạch AAC hoặc gạch bê tông nhẹ. Đây là loại gạch gồm các thành phần như cát, vôi, thạch cao, xi măng, bột nhôm và được sản xuất bằng công nghệ khí chưng áp với các đặc tính chủ yếu như: cách âm, cách nhiệt, chống cháy, không ô nhiễm, thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe con người.

ƯU ĐIỂM CỦA GẠCH NHẸ AAC

  • Giảm 20% phản lực đầu cọc giúp giảm chiều dài cọc móng.
  • Giảm 25% khối lượng thép cột.
  • Giảm 10% khối lượng thép dầm
  • Tiết kiệm 5% – 15% tổng chi phí đầu tư xây thô cho toàn bộ tòa nhà
  • Giảm tiêu hao 40% điện năng tiêu thụ của máy lạnh/tháng.
  • Căn phòng xây dựng gạch nhẹ AAC mát hơn 10oC so với nhiệt độ ngoài trời, và ấm hơn 20oC so với ngoài trời khi đông lạnh giá.
  • Khả năng chống ồn tốt hơn, khả năng cách âm từ 35-42 Decibel trong khi gạch ống truyền thống chỉ từ 12-20 decibel.
  • Thời gian xây dựng nhanh hơn từ 2 – 3 lần so với xây dựng bằng gạch đất nung, tiết kiệm tối đa chi phí nhân công

(trung bình xây với gạch AAC khoảng 25m2/ngày/nhân công, còn đối với gạch truyền thống thì khoảng 8m2/ngày/nhân công).

  • Tiết kiệm 1/5-1/8 lượng vữa xây tường đồng thời hạn chế tối đa lượng rác thải hoặc bụi ô nhiễm do phải tập kết đá, cát, xi măng.
  • Và điều quan trọng nhất là sản xuất gạch nhẹ AAC vô cùng thân thiện với môi trường

Mọi chi tiết đặt hàng, tư vấn thiết kế, quý khách vui lòng gửi thông tiến đến chúng tôi qua:

Tel/ zalo: 0888 484 499

Email:[email protected]

Website: anx.vn

Nhân viên công ty tiếp nhận trả lời và báo giá sản phẩm liên tục trong ngày.

 

Ý kiến của bạn
DMCA.com Protection Status
0888 69 4499